HIỆN ĐẠI HƠN – GẦN GŨI HƠN

0981 8899 30

Lễ cúng động thổ như thế nào cho đúng cách

Cúng động thổ làm nhà là nghi thức quan trọng nhất trước khi triển khai hoạt động xây dựng công trình. Người Việt có quan niệm rằng ” đầu xuôi, đuôi mới lọt ” lễ cúng động thổ thành công thì lễ khởi công thuận lợi. Công trình xây dựng thành công, gia chủ sẽ bớt lo lắng lại những vấn đề phát sinh. Ngoài ra, đảm bảo những kế hoạch đã dự định trước khi động thổ xây dựng.

Những điều cần lưu ý cho lễ cúng động thổ

Thế nào là lễ động thổ làm nhà?

Theo quan niệm phong thủy của người Việt thì cứ phạm phải năm Kim Lâu hay Hoàng Ốc thì không nên làm lễ cúng động thổ xây dựng nhà, xưởng, cửa hàng,… Tuy nhiên trong một số trường hợp cấp thiết thì người làm nhà có thể mượn tuổi của người mà không nằm một trong hai điều trên để động thổ xây nhà. Trong quá trình làm lễ động thổ, gia chủ nên lánh mặt đến khi hoàn tất lễ mới nên trở về.

Những lưu ý khi làm lễ động thổ làm nhà

Trong các việc thì việc xây dựng nhà cửa là việc quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người nên việc xem tuổi làm nhà cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi khi đó gia chủ có được sức khỏe, may mắn và những điều tốt lành cho cuộc sống cũng như sự nghiệp. Dẫu biết rằng để đường công danh sự nghiệp thuận buồm xuôi gió thì không thể không cần sự nỗ lực của bản thân gia chủ mà yếu tố may mắn về Thiên Thời – Địa lợi – Nhân Hòa quyết định rất lớn đến thành bại. 

 >> Xem thêm: Mẫu bàn thờ chung cư hiện đại 2020

Cúng động thổ cho người mượn tuổi làm nhà

Khi động thổ: Thay vì gia chủ khấn vái thì người mượn tuổi sẽ trực tiếp khấn vái và động thổ như trên. Lúc này gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên, sau khi hoàn tất việc động thổ xong mới trở về.

Khi nhập trạch: Người mượn tuổi làm mọi thủ tục dâng hương, khấn thành lời bàn giao nhà cho gia chủ. Gia chủ làm giấy tờ mua lại nhà với giá 100.000 đồng và khấn cầu, lễ theo phần nhập trạch.)

Lễ vật cúng động thổ:

    • Một con gà trống luộc nguyên con
    • Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.
    • 1 bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc)
    • Năm cái oản đỏ.
    • Trầu và cau
    • Đĩa ngũ quả
    • Chín bông hoa hồng đỏ.
    • Một bát gạo, Một bát nước.
    • Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.
    • Một đinh vàng hoa.
    • Năm lễ vàng tiền
    • Rượu trắng.
    • Bao thuốc, lạng chè
      • 1 đĩa muối gạo,
    • Tiến hành cúng động thổ

Đến ngày và giờ cúng động thổ thì chúng ta tiến hành sắp lễ cúng. Cho tất cả các lễ vật trên vào một cái mâm nhỏ, sắp xếp ngay ngắn trên bàn thờ. Khi cúng cần mặc quần áo chỉnh tề, thành tâm thờ cúng. Sau khi cúng cần đốt vàng mã, quần áo.

Sau khi làm lễ động thổ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Và bắt đầu việc xây dựng nhà. Chú ý đến tượng phật bằng đồng khi thờ cúng trong nhà.

Gia chủ sẽ quay hướng bàn đặt mâm cúng và đọc bài văn khấn. Khi khấn xong, gia chủ hóa giấy tiền vàng bạc, rải muối, rải gạo, rồi tự tay cuốc một miếng đất. Nghi thức sau đó được chính thức hoàn thành. Các đội công nhân xây dựng sẽ tiếp tục làm việc ngay sau buổi cúng lễ động thổ hoàn thành.

Kết thúc nghi lễ sẽ tiến hành đãi tổ chức tiệc rượu. Nếu là một công trình lớn sẽ có họp báo còn những công trình nhỏ lẻ do gia chủ tự chủ thì chỉ cần chiêu đãi gia đình mình bằng đồ ăn vừa được cúng động thổ làm nhà. Tránh phân phát đồ ăn cho người ngoài. Bởi vì, làm như vậy được coi là tán lộc cho người khác, gia chủ nên ghi nhớ điều đó.

Trên đây là một số lưu ý về lễ cúng động thổ và việc lưu ý khi thờ cúng để tránh những sai phạm tâm linh ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình sau này. Để chọn mua bàn thờ đẹp tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi về thờ cúng cũng như tâm linh trong nhà ở.

 >> Xem thêm: Cách bài trí bàn thờ gia tiên khi nhập trạch nhà mới

  • nghi lễ nhập trách
  • Tư vấn