Lễ nhập trạch được hiểu nôm na một cách thuần Việt là lễ dọn vào nhà mới, lễ nhập trạch được áp dụng cả nhà mới xây, mới mua. Từ xa xưa người Việt đã coi lễ nhập trạch là một nghi lễ cổ truyền, quan trọng bên cạnh những lễ nghi khác như lễ động thổ, cất nóc… Làm lễ nhập trạch tức là chủ nhà đã “đăng ký hộ khẩu” với thần linh, báo cáo với thổ địa nơi ngôi nhà đã tọa lạc.
Tuy nhiên chúng tôi tin chắc rằng có rất nhiều người vẫn chưa được biết tới những lưu ý cơ bản khi thực hiện lễ nghi quan trọng này như thế nào khi dọn đến một nơi ở mới hay đơn giản rằng sẽ có những câu hỏi được đặt ra như “Xem ngày nhập trạch như thế nào?” ; “Thực hiện lễ nhập trạch đúng cách ra sao ?” …Vậy quý bạn đọc đã biết những lưu ý cơ bản khi thực hiện lễ nhập trạch là gì chưa ? Hãy cùng Bantho chúng tôi tìm hiểu giải đáp những câu hỏi này trong bài viết ngay dưới đây nhé.
4 lưu ý cơ bản thực hiện lễ nhập trạch
Cúng thổ địa ,thần linh khi thực hiện nhập trạch
Việc cúng thổ địa và thần linh à một việc vô cùng quan trọng mà bạn không được quên đó là trong ngày chuyển nhà. Vào hôm đóbạn phải thắp hương thổ thần, thổ địa vì đây chính là vị thần của mỗi căn nhà. Khi cúng gia chủ nên cầu thổ thần, thổ địa phù hộ độ trì cho gia chủ bình an.
>>Xem thêm: Tủ thờ chung cư
Mâm lễ dâng Thần linh, Gia Tiên ngày nhập trạch được bày biện trang trọng thông thường sẽ bao gồm:
-
- Trầu cau
-
- Hương
-
- Hoa
-
- Vàng mã
-
-
- Hoa quả, bánh kẹo
- Mâm lễ mặn: rượu, thịt, xôi, gà…
-
Chọn ngày lành tháng tốt để thực hiện lễ nhập trạch
Việc chọn ngày lành tháng tốt để thực hiện lễ nhập trạch là việc làm quan trọng và quý bạn đọc phải chú ý nhất. Thông thường khi chuyển nhà nên chọn xem ngày tốt trong tháng là ngày “Thủy”, tránh chọn ngày “Hỏa”, chúng tôi khuyến cáo rằng việc này có thể nhờ đến thầy phong thủy hoặc những người có kinh nghiệm.
Ngày nhập trạch phải được tính dựa theo 2 yếu tố chính là lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột gia đình để lấy kết quả tốt nhất. Ngoài chọn ngày lành tháng tốt bạn cũng rất cần chú ý đến giờ đẹp trong ngày để thực hiện việc chuyển nhà.
Theo quan niệm dân gian mà chúng tôi đã nghiên cứu được thì tố hơn hệt việc chuyển nhà thực hiện lễ nhập trách nên hoàn thành trước 15h (3 giờ chiều) trong ngày. Ngoài ra việc chuyển nhà vào ban đêm sẽ ảnh hưởng không tốt đến vận khí của gia chủ.
Những vật dụng đầu tiên cần mang vào nhà trước
Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào là cái chiếu (hoặc đệm) đang sử dụng, sau đó là bếp lửa, (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện thì bếp điện có tinh mà không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, nước …đây là những lễ vật để cúng Thần Linh trước để xin nhập trạch và xin phép Thần Linh rước vong linh gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.
-
- Bếp (nên hoàn thiện trước).
-
- Gạo và nước (thường tự lấy ở nhà mới).
-
-
- Đồ dùng tượng trưng (bàn ghế, chổi, chiếu…).
- Bàn thờ: Bao gồm các đồ bày trí như bát hương (thường tự bốc bát hương 1-2 tiếng trước khi làm lễ) hay đồ cúng (hoa tươi, quả tươi, nước). Đồ cúng cũng không cần cầu kỳ quá nhiều miễn là đầy đủ và sạch sẽ trước khi dâng lên thần linh.
-
>>Xem thêm: Bàn thờ hiện đại cho chung cư
Những đồ đạc trong nhà phải do tự tay người trong gia dọn chuyển mang đến nhà mới. Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm cẩn thận đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình trong khi lễ nhập trạch diễn ra thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới.
Tuy nhiên khi vào nhà mới, cũng không nên quan trọng quá việc là ai trong gia đình phải cầm vật dụng gì nhưng chúng tôi khuyên quý bạn đọc rằng khi thực hiện lễ nhập trạch ai cũng nên có đồ mang vào, không nên đi tay không. Người trong gia đình bất cứ tuổi nào đều có thể vào, không phải kiêng kỵ.
Bạn phải thật vui vẻ trong ngày thực hiện lễ nhập trạch
Chuyển đến nhà mới cũng có nghĩa rằng bạn sẽ bắt đầu những khởi đầu mới vì vậy mọi thứ phải được diễn ra một cách suôn sẻ và tốt đẹp nhất. Khi chuyển nhà gia chủ cần phải nói và làm những việc may mắn.
Vào ngày chuyển nhà, nhất định mọi người trong gia đình không được giận dữ. Gia chủ tuyệt đối không được mắng mỏ người khác, đặc biệt là không được đánh mắng trẻ con.
Trên đây là những lưu ý rất cần để tâm và vô cùng quan trọng khi bạn chuyển đến nhà mới mà Bantho.net đã tìm hiểu được và đưa tới quý bạn đọc . Nghi lễ nhập trạch này này sẽ góp phần gìn giữ sự hanh thông,bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến, bình an cho gia đình bạn và cả nhà vui vẻ không gặp phải sóng gió sau này .Chúng tôi tin tưởng rằng nếu bạn và gia đình làm một nghi lễ nhập trạch cẩn thận và đúng quy trình thì quý bạn đọc sẽ có một cuộc sống hạnh phúc ở ngôi nhà mới.
Trong những bài viết sau Bantho chúng tôi sẽ đưa tới quý bạn đọc thêm những thông tin xoay quanh việc thực hiện nghi lễ nhập trạch hay xem ngày chuyển nhà theo tuổi một cách chi tiết và đa phương diện hơn, xin mời quý bạn đọc đón đọc. Mọi thắc mắc hay chia sẻ thêm cho chúng tôi quý bạn đọc vui lòng để lại bình luận ở phía dưới nhé !
>> Xem thêm: 2 Điều bạn phải cần lưu ý khi chọn ngày nhập trạch