Bàn thờ Phật cần đảm bảo sự trang nghiêm, yên tĩnh, không vướng trần tục. Cách bài trí cũng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định. Bạn có thể tham khảo một số nguyên tắc quan trọng dưới đây:
Khi lập bàn thờ Phật
Lập bàn thờ Phật trong gia đình là một việc làm tốt. Có thể tạo nhiều phúc nghiệp cho mọi người. Nhưng đầy cũng là một công việc đó không hề đơn giản, cần thành tâm và chú ý từng điểm nhỏ nhất. Theo như tập tục hàng ngàn năm nay, khi bài trí thờ cúng tượng Phật các bạn nên lưu ý những điều sau:
– Thờ Phật phải thành tâm: người thờ Phật phải thật sự thành tâm thật lòn và nhất thiết phải ăn chay vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng. Theo quan niệm của nhà Phật được ích lợi của việc chay tịnh thì không thể phổ độ cho một chúng sinh thờ mình suốt ngày ăn mặn đựợc, nhất là sát sinh.
– Tuyệt đối không cúng bằng thịt của động vật, vì Phật không sát sinh, không hưởng các loại thịt, cá.
Chú ý vị trí đặt bàn thờ
– Hướng bàn thờ: hướng tốt nhất là quay theo cổng chính của căn nhà bạn, có trường hợp cũng có thể quay Phật về hướng xấu so với trạch mệnh của thân chủ, một phần để hóa giải hướng đó.
-Bài vị tổ tiên nên đặt dưới thờ Phật sẽ phạm xung, vì hiểu một cách đơn giản theo dân gian Phật đã đạt được sự giải thoát, là bậc Đại giác, không thể ở thấp hơn chúng sinh. Thực ra chúng sinh cũng là Phật nhưng chưa giác ngộ, làm vậy là để trọng Phật.
– Không đặt thờ Phật chung với thờ thần: Có rất nhiều nhà thờ ảnh các thần cùng với ngài Quan Âm Bồ Tát, đó là không đúng cách, coi ngài là một vị thần cũng không đúng, nên người thờ Phật nên quy y để hiểu được những điều căn bản nhất về việc thờ cúng cho đúng với đạo, không được tùy tiện hiếu theo suy nghĩ chủ quan của mình mà có tà kiến về việc thờ, việc cúng. Nếu không làm được những điều kiện đó thì chúng ta nên cẩn trọng ở việc lập bàn thờ Phật.
Bàn thờ Phật cần sạch sẽ, thanh tịnh
Sắm sửa lễ thờ Phật
Sau khi lập bàn thờ thì việc sắm sửa lễ thờ Phật bạn cần chú ý và tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
– Chỉ sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả. Tuyệt đối không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng lên thờ Phật.
-Hoa tươi dùng để dâng Phật là: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
– Trước ngày dâng hương làm lễ Phật: cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: Ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện.
Lễ thờ Phật là lễ chay
Khi dâng hương cúng Phật
Người Việt Nam đã quen chọn số lẻ m 3, 5, 7, 9 lúc thắp hương cúng Phật hay cúng Gia Tiên, Thần Tài, nhưng cũng có trường hợp người ta đốt cả nắm hướng chứ không chú trọng vào ý nghĩa con số. Còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn.
Quan niệm về con số ba
Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).
Tam giới (Dục giới, sắc giới và Vô sắc giới).
Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Vị lai).
Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ).
Nén hương cũng có thêm một ý nghĩa đặc biệt khác nữa, đó là thắp hương để nhớ đến sự vô thường. Vô thường là không vĩnh viễn, tất cả đều giả tạm, cho nên lúc nén hương tắt cháy thì cũng tượng trưng cho đời người tắt, ngắn ngủi vô thường… Tàn tro của hương nhắc nhở chúng ta chớ để thời gian trồi qua, uổng phí tháng ngày.
Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng, gồm có: Hương, hoa, đăng (đèn), trà, quả, thực (thức ăn). Tuy nhiên nhiều người không rõ về ý nghĩa sâu xa của việc cúng Phật nên bày biện đủ thức ăn uống như yến tiệc, không những uổng phí mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa.
Trên đây là những kiến thức quan trọng về vấn đề lập và lễ dâng hương mẫu bàn thờ Phật. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết! Tham khảo các mẫu bàn thờ phật treo của Anamo
Theo: tuvisomenh.com