Tết đến, xuân về, đây là dịp để con cháu quây quần, sum họp và cũng là dịp bày tỏ lòng biết ơn tới ông bà, tổ tiên. Trong bài viết hôm nay, bantho.com.vn sẽ giới thiệu đến bạn một số lưu ý trong bày trí ban thờ và mâm cơm ngày tết.
1. Trang trí ban thờ đẹp
Thông thường, bàn thờ trong mỗi gia đình thường được đặt tại gian chính giữa của ngôi nhà và đặt theo hướng chính, trang trọng nhất. Tuy nhiên, cũng có một số gia đình chọn tầng cao nhất để thờ cúng tránh bị không gian sinh hoạt thường ngày làm ảnh hưởng.
Bàn thờ ngày tết cần được chăm chút thật sạch sẽ, hương khói thường xuyên để mang đến hòa khí, sự ấm cúng. Theo các nhà nghiên cứu, việc luôn giữ bàn thờ sạch sẽ ngoài thể hiện sự chăm sóc, tôn kính của con cháu còn là cách gia chủ chăm sóc cái tôi tâm linh của chính mình.
Bàn thờ tổ tiên có bát hương đặt ở chính giữa cắm cây trụ hương vòng tượng trưng cho tinh tú, trục vũ trụ. Ở hai bên là đèn dầy hoặc nến biểu trưng cho mặt trời và mặt trăng.
Đồ tế lễ: Hương, hoa, trà quả… ngày giỗ tết dâng cỗ mặn thì đặt ở chiếc bàn phụ phía trước.
2. Mâm cơm cúng ngày tết
Theo phong tục truyền thống của người Việt, đêm giao thừa, các gia đình sẽ bày mâm cúng ngoài sân để cúng tế trời đất. Việc thờ cúng mang hình thức biểu tượng và thể hiện cái tâm của gia chủ.
Các món không thể thiếu trong ngày Tết là: Mâm ngũ quả, bánh chưng, xôi, oản… Mỗi mâm cơm phải có đầy đủ 4 món cơ bản: Bánh chưng, thịt lợn, dưa hành cùng cơm tẻ.
– Bánh chưng là biểu tượng của sự sinh sôi cho muôn loài. Thịt lợn là âm, dưa hành là dương, khi có đầy đủ 2 món này là âm dương hòa hợp.
– Cơm tẻ là đồ ăn hàng ngày nên đã có nếp thì phải có tẻ âm dương mới đủ đầy
– Bát nước mắm đặt giữa mâm hình tròn cùng 4 bát cơm đặt 4 góc mâm là biểu trưng cho đất trời
Trong 4 ngày tết, lễ cúng gia tiên được cúng đều trong 4 ngày mang ý nghĩa khác nhau:
– Cúng tất niên: Cúng trình ông bà, tổ tiên
– Cúng giao thừa: Chuyển giao năm cũ sang năm mới
– Sáng mùng 1: Cúng sáng sớm của ngày đầu năm
– Ngày mùng 2: Buổi sáng cúng mời tổ tiên là Chiêu điện, buổi chiều cúng Tịch điện
– Ngày mùng 3: Cúng tạ ông vải
Những lưu ý khi bày bàn thờ ngày tết
Bàn thờ gia tiên nhất định phải sạch sẽ. Gia chủ không nên đặt bàn thờ quá thấp hoặc quá cao.
Lau dọn bàn thờ sạch sẽ là việc làm trước tiên cần thực hiện chu đáo và cẩn thận.
Không kê hướng bàn thờ trục tiếp với cửa, cửa sổ hoặc quá lộ liễu.
Không đặt bàn thờ ở lối đi lại để tránh việc mất đi thanh tịnh, yên tĩnh. Để gần lối đi lại ồn ào sẽ khiến gia chủ không gặp may mắn.
Không kê bàn thờ gần nhà vệ sinh, nhà tắm thiếu sạch sẽ. Bởi sẽ làm ô uế không gian linh thiêng.
Phòng thờ phải có ánh sáng vừa phải, hài hòa tạo cảm giác ấm cúng, thiêng liêng. Không được để quá sáng hoặc quá tối tạo cảm giác lạnh lẽo.
Bày bàn thờ hướng Tây Bắc để thuận theo phong thủy.
Sắp xếp chu đáo vật phẩm, lễ vật trên bàn thờ gia tiên.
Đọc thêm Bàn thờ phong cách hiện đại là gì?
Vừa rồi là một số thông tin cơ bản về trang trí bàn thờ ngày tết, cách bày biệm mâm cơm những ngày đầu năm mới. Truy cập website để tìm hiểu thêm về nét văn hóa độc đáo trong tín ngưỡng thờ cúng người Việt.