HIỆN ĐẠI HƠN – GẦN GŨI HƠN

0981 8899 30

Khi bài trí bàn thờ Phật tại gia nhất định phải biết những điều này!

Đối với người cư sĩ tu tại gia ngoài việc lên chùa để lạy Phật, nghe Pháp và tụng Kinh thì việc lập bàn thờ Phật tại gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tu hành tinh tấn của người cư sĩ.

Dưới đây là một số hướng dẫn chính về cách thức thờ Phật trong nhà đúng và hợp phong thủy  

– Nên đặt bàn thờ Phật hướng ra cửa chính: Tuy nhiên, cần lưu ý, không nên để bàn thờ Phật đối diện trực tiếp với cửa chính, tạo thế xung không tốt cho gia chủ. Đồng thời, cần giữ khoảng cách nhất định với cửa chính, tránh đặt tượng Phật ngay sát lối ra vào, dễ vướng bụi bẩn, tà khí, tạo nguồn năng lượng tiêu cực.

– Bàn thờ Phật cần phải có chỗ dựa phía sau: Nếu phía sau bàn thờ Phật để trống, tạo cảm giác không vững chắc, không có điểm tựa an toàn. Đồng thời, lưu ý, tường dựa phía sau không được là tường nhà bếp hay nhà vệ sinh, tránh bị ảnh hưởng bởi xú uế.

– Kiêng kị đặt bàn thờ Phật đối diện với giường, bàn ăn, phòng bếp hay nhà vệ sinh. Trong trường hợp buộc phải đặt bàn thờ Phật trong phòng bếp, gia chủ nên lấy vải màu vàng để che phủ khi nấu nướng.

– Nên đặt bàn thờ Phật ở nơi thanh tĩnh, gọn gàng: Không khó để bạn lựa chọn một vị trí thanh tĩnh, gọn gàng trong nhà để lập bàn thờ Phật. Bên cạnh đó, cần lưu ý, tránh để bàn thờ Phật nơi phát ra âm thanh hỗn tạp như tivi, dàn loa…

Đăng ký tư vấn

    Miễn phí thiết kế 3D phòng thờ, miễn phí lắp đặt, giao hàng

    – Không nên đặt bàn thờ Phật ở nơi quá thấp. Độ cao bàn thờ Phật nên vừa phải để tiện cho việc cầu khấn. Bên cạnh đó, lưu ý không nên đặt bàn thờ Phật ở hướng chính Nam. Nếu thờ cả Phật, Bồ tát và các vị thần minh khác, thì Phật và Bồ tát đặt ở ban trên, các vị minh thần ở phía dưới.

    – Người thờ Phật phải có thành tâm, nhất thiết phải ăn chay vào ngày mùng 1 và ngày rằm. Vì hiểu theo cách thông thường Phật ăn chay, thấy được ích lợi của việc chay tịnh thì không thể phổ độ cho một chúng sinh thờ mình suốt ngày ăn mặn đựợc, nhất là sát sinh.
     
    – Điều kiện thứ hai là người lập bàn thờ Phật không thể dùng xôi gà, bằng thịt của động vật để cúng. Về hướng bàn thờ tốt nhất là quay theo cổng chính của căn nhà bạn, có trường hợp cũng có thể quay bàn thờ Phật về hướng xấu so với trạch mệnh của thân chủ, một phần để hóa giải hướng đó.
     
    – Thứ ba là bài vị tổ tiên không được đặt cao hơn bàn thờ Phật sẽ phạm xung, vì hiểu một cách đơn giản theo dân gian Phật đã đạt được sự giải thoát, là bậc Đại giác, không thể ở thấp hơn chúng sinh. Thực ra chúng sinh cũng là Phật nhưng chưa giác ngộ, làm vậy là để trọng Phật. 

    Có rất nhiều nhà thờ ảnh các thần cùng với ngài Quan Âm Bồ Tát, đó là không đúng cách, coi ngài là một vị thần cũng không đúng, nên người thờ Phật nên quy y để hiểu được những điều căn bản nhất về việc thờ cúng cho đúng với đạo, không được tùy tiện hiểu theo suy nghĩ chủ quan của mình mà có tà kiến về việc thờ, việc cúng. Nếu không làm được những điều kiện đó thì chúng ta nên cẩn trọng ở việc lập bàn thờ Phật.

    Cách lập bàn thờ Phật tại gia

    Để bàn thờ Phật được bày trí trang nghiêm, đơn giản và tránh cầu kỳ rối rắm các bạn cần chuẩn bị

    Bát hương: Đặt ở giữa bàn thờ. Bát hương không nên quá đầy tro. Ngày 15 âm lịch hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.

    Chuông: Khi niệm Phật xong, thắp nhang lên bát hương rồi gõ 3 tiếng chuông.

    Bình hoa: Tốt nhất là dùng hoa sen, hoa huệ, hoặc cây sống đời cũng được vì nó có thể sống lâu. Để bình hoa ở bên phải bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.

    Dĩa đựng trái cây: Dĩa đựng trái cây cúng dường Phật không được dùng cho bàn thờ gia tiên hay dùng cho việc khác (tương tự cho các bàn thờ khác, không dùng qua lại lộn xộn). Chỉ dâng hoa quả cúng dường Phật mà thôi, tuyệt đối không cúng mặn. Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ… để dâng cúng trên bàn thờ Phật mà tạo nghiệp. Trái cây dâng cúng Phật nên chọn trái tươi ngon, cần chất lượng chứ không trọng số lượng. Khi sắp trái cây lên dĩa nên quay cuống lá lên trên, tránh để ngược cuống xuống dưới mà trái với tự nhiên. Đặt dĩa trái cây ở bên trái bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.

    Tịnh thủy: Dùng nước sạch để cúng dường Phật. Cũng vậy, không được dùng ly đựng nước cúng dường ở bàn thờ Phật cho bất kỳ việc nào khác. Tịnh thủy đặt ở giữa hay bên trái bàn thờ, cạnh dĩa trái cây.

    Tượng Phật, Bồ Tát: Đa phần thỉnh ở các cửa hàng chuyên về hình tượng Phật. Tùy tâm, có thể thờ Tam Thế Phật (Đức A Di Đà – Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – Đức Di Lặc), hoặc Tây Phương Tam Phật (Đức A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí), hoặc chỉ đơn giản là hình tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay A Di Đà Phật (đặt ở giữa bàn thờ) và mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát (đặt ở bên trái bàn thờ, nhìn từ ngoài vào). Hình tượng Phật, Bồ Tát nên chọn sao cho khuôn mặt, diện mạo cân đối, toát lên vẻ Từ Bi Hỷ Xả, trang nghiêm thoát tục. Sở dĩ nói vậy vì một số người đúc tượng, vẽ hình Phật “không” có tâm nên sản phẩm họ làm ra nhìn rất mất thẩm mỹ, thậm chí khuôn mặt cau có, mày nhăn, môi chúm… không mang nét Từ Bi Hỷ Xả vốn có của nhà Phật. Quý cư sĩ nên lưu ý.

    Thỉnh Phật, Bồ Tát ra khỏi cửa hàng là đi thẳng về nhà ngay, không ghé dừng lại giữa đường ở bất kỳ nơi đâu. Khi về đến nhà lập tức thượng an vị Phật lên bàn thờ, không để trên bàn hay ghế… Do đó, gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Phật cho chu đáo trước khi thỉnh tượng Phật về an

    Hương cúng dâng Phật

    Người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (3, 5, 7, 9) lúc thắp nhang, nhưng cũng có trường hợp người ta đốt cả nắm nhang chứ không chú trọng vào ý nghĩa con số. Còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn.
     
    Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau:
     
    Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng)
    Tam giới (Dục giới, sắc giới và Vô sắc giới)
    Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Vị lai)
    Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ)
    Nén hương cũng có thêm một ý nghĩa đặc biệt khác nữa, đó là thắp hương để nhớ đến sự vô thường. Vô thường là không vĩnh viễn, tất cả đều giả tạm, cho nên lúc nén hương tắt cháy thì cũng tượng trưng cho đời người tắt, ngắn ngủi vô thường… Tàn tro của hương nhắc nhở chúng ta chớ để thời gian trôi qua, uổng phí tháng ngày.
     
    Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng, gồm có: Hương, hoa, đăng (đèn), trà, quả, thực (thức ăn). Tuy nhiên nhiều người không rõ về ý nghĩa sâu xa của việc cúng Phật nên bày biện đủ thức ăn uống như yến tiệc, không những uổng phí mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa.
     
    Theo quan niệm của Phật giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương nghi ngút, không cần cỗ bàn yến tiếc tiệc thịt cá linh đình vì đúng ý nghĩa sự cúng Phật thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái ngọt, nước trong là đủ. 

    Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của con người. Ngoài những nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên, chúng ta còn có thể dùng đức tin của mình thắp lên những nén tâm hương – tức là hương từ trong tâm. Bởi vậy mới có năm thứ hương dùng để cúng dường chư Phật: Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương.

     Thời gian tu hành tại nhà thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm và buổi tối, lúc đó nhờ thân tâm thanh tịnh, thoải mái. Như vậy mới có thể chuyên chú, thành tâm mà tu tập. Nếu vì tính chất công việc làm ăn thì đương nhiên có thể chọn những thời gian khác nhau. 

    Sau khi đã quy y Tam Bảo thì không được quy y một tôn giáo nào khác, không được thờ phụng một đền miếu, đạo tràng nào của tín ngưỡng dân gian. Tuy vậy vẫn phải giữ thái độ tôn kính đối với các tín ngưỡng đó. Khi đi vào các nhà thờ, đền miếu, đền thần phải cúi người chắp tay chào hỏi. Không được coi việc thờ phụng đó là đối tượng tín ngưỡng của mình, mà coi đó là cử chỉ để giữ quan hệ hữu nghị.

    Cách bài trí tượng Quan Âm Bồ Tát

    Rất nhiều gia đình, cửa hàng hay nhà hàng đặt tượng Quan Âm Bồ Tát cùng các tượng khác như Quan đế. Như vậy rất không tốt, bởi những lý do sau:
     
    Nếu trong nhà hàng, cửa hàng ăn uống thờ Quan Âm Bồ Tát sẽ không thích hợp bởi Quan Âm Bồ Tát vốn thanh tịnh, tinh khiết và ăn chay. Khi dâng đồ cúng Quan Âm Bồ Tát thường chỉ cần hoa tươi và hoa quả. Bởi vậy nếu đặt tượng Quan Âm Bồ Tát cùng các tượng Thần khác sẽ không tốt khi cúng đồ mặn.

    Nên thờ Phật ở chính giữa, cúng Bồ Tát ở hai bên, cúng các Thần ngoài cùng, coi là kẻ bảo vệ bên ngoài cho Tam bảo, cũng nên để cho các Thần gần gũi với Tam bảo để tu học Phật pháp, gây thần nhân duyên với đạo Phật.

    Nếu đạt được sự thỏa thuận của cả nhà, sau khi đã đổi ý mà tin theo Phật thì sẽ làm lễ cúng Thần, khấn cáo với Thần rồi đem tượng (và đồ thờ) Thần cất đi, để tránh cúng thờ ngẫu tượng quá nhiều sinh ra tạp loạn.

     
    Không nên đặt tượng ngài Quan Âm Bồ Tát theo các hướng:
     
    Hướng nhà vệ sinh.
    Hướng cửa phòng ngủ.
    Hướng bàn ăn.
     

    Những lưu ý khi bố trí bàn thờ phật chung gia tiên

    1. Không được coi Phật là những vị thần ngang hàng các thần như ông địa, thần tài …
    Thần tài và Thổ địa là hai vị thần thường được thờ chung, họ cai quản tài lộc, tiền bạc và phù hộ sự may mắn, làm ăn thuận lợi. Nhưng khi thờ Phật trong nhà thì không thể coi Phật ngang hàng Thần tài và Thổ địa được.

    2. Không được để tượng, hình ảnh phật thấp hơn hoặc ngang bằng với bài vị, bát hương của gia tiên
    Thờ Phật tại gia sẽ bảo hộ sự bình an, nhưng không được để tượng phật hay hình ảnh phật thấp hơn hoặc ngang bằng với bài vị và bát hương của gia tiên. Vì phật là bề trên, nếu xem ngang bằng với gia tiên được xem là bất kính, gây không tốt đến gia đình, vì vậy bạn nên để bàn thờ phật cao hơn.

    3. Gia chủ nên sử dụng bàn thờ được phân cấp rõ ràng như: bàn thờ 2 cấp, bàn thờ 3 cấp
    Sử dụng loại bàn thờ được phân cấp rõ ràng để phân chia cấp bậc thờ, thể hiện tầng lớp thứ tự trên bàn thờ, để tránh phạm phải điều bất kính.

     

     

  • Bàn thờ gia tiên
  • lập bàn thờ phật
  • lưu ý bàn thờ phật
  • Tư vấn