HIỆN ĐẠI HƠN – GẦN GŨI HƠN

0981 8899 30

Những chú ý khi chuyển nhà nhập trạch đặt bát hương

những chú ý khi chuyển nhà nhập trạch đặt bát hương

Dương trạch có ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh, sức khỏe, tài vận và sự nghiệp của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Vì vậy, khi làm lễ nhập trạch cần phải chọn năm, tháng tốt. Những việc dựng cột, đổ móng thì chọn theo Nên-Kỵ của ngày. Về việc di chuyển trong nhà cũ, năm tháng thiếu thì phải chọn phương hướng tốt sau đó mới tới chọn năm tháng tốt.

Nguyên tắc bày bàn thờ hợp phong thủy

1. Những điều lưu ý khi tiến hành nghi lễ nhập trạch

– Khi chọn ngày để làm lễ nhập trạch, cần chọn ngày không xung với tuổi của gia chủ, không phạm Tam Sát, không phạm Ngũ Hoàng.

– Về cách thức đặt bát hương thì có thể tham khảo thêm các sách như Ngọc Hạp Ký, Thông Thư…

Đăng ký tư vấn

    Miễn phí thiết kế 3D phòng thờ, miễn phí lắp đặt, giao hàng

    – Khi chuyển nhà thì phải đích thân gia chủ chuyển đồ sang nhà mới, có thể nhờ người khác trợ giúp nhưng phải tự tay cầm bài vị, bát hương cúng gia thần, tổ tiên và các thành viên khác trong gia đình.

    – Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, không nên tiến hành vào buổi trưa hoặc lúc mặt trời sắp lặn, đặc biệt cấm kỵ việc chuyển nhà vào buổi tối.

    – Khi nhập trạch phải đặt bát hương, bài vị tổ tiên trước khi sắp xếp các đồ dùng, vật dụng khác trong nhà.

    >>>Xem thêm: Trang trí phòng thờ chuẩn đẹp

    2. Những điều cấm kỵ khi chuyển nhà nhập trạch

    – Những người phụ nữ có thai không nên dọn nhà, nếu không sẽ phạm phải tội “Thần thai”. Trong trường hợp bất khả kháng thì người ấy có thể dùng một cái chổi mới mua, chưa sử dụng để quét hết các đồ vật trong nhà trước khi chuyển chúng đi.

    – Người tuổi Dần không nên tham gia vào việc dọn nhà.

    – Ngày nhập trạch chủ yếu là để lấy ngày tốt, gia chủ chưa chính thức về ở ngay, nhất thiết phải ngủ qua đêm tại nhà mới.

    3. Nghi lễ nhập trạch

    Trước hết, gia chủ cần mang theo một chiếc chiếu đang dùng, một bếp lửa (không dùng bếp điện, bếp từ, bếp hồng ngoại… vì nó sinh nhiệt nhưng không có ngọn lửa), một cái chổi mới, lễ vật… để vào nhà mới. Những thành viên khác trong nhà đi theo sau và mang theo tiền của.

    Sau đó, sắp lễ vật lên mâm theo hướng hợp với gia chủ. Đích thân gia chủ thắp tạm nén nhang, cắm nhang vào lư hương để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

    Kế đến, gia chủ sẽ châm bếp và đun nước với mục đích khai bếp và pha trà dâng thần linh, gia tiên.

    Sau khi khấn thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết gia tiên trước rồi mới được phép sắp xếp đồ đạc trong nhà.

    Khi đã dọn xong đồ đạc, để gia trang được bình an, cả nhà phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên…

    >>>Xem thêm: Hướng dẫn chọn gà cúng cho mâm lễ nhập trạch

     

     

  • nghi lễ nhập trách
  • Tư vấn